- BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH ỈA CHẢY Ở TRẺ EM
Chỉ chứng rối loạn tiêu hóa đơn thuần của trẻ. Triệu chứng chính là số lần đại tiện tăng lên, phân loãng nát, dạng nước hoặc lẫn theo thức ăn không tiêu hoá, chất bọt, chất nhờn. Phần nhiều do ăn uống linh tinh.

Cho ăn không cẩn thận, bụng bị lạnh gây nên. Có thể chữa theo cách dưới đây:
Cách chữa 1: Dùng ngón tay cái ấn day nhiều lần, lặp đi lặp lại các huyệt vùng Tỳ, vùng Đại tràng, vùng Tiểu tràng bên tay trái bệnh nhi, mỗi vùng 5-10 lượt, Sau đó với 2 ngón cái, ngón trỏ phối hợp đồng thời ấn day huyệt Ngoại lao cung, huyệt Nhị nhân thương mã phía trái 100 nhát.
Cuối cùng khấu cấu các khớp ngón tay, mỗi khớp 5-7 nhát. Thông thường ngày thứ 1 chữa 2 lần, về sau mỗi ngày 1 lần.
>>> Xem thêm: Bí mật xoa bóp và tập luyện chữa liệt dương / Matxa tai điều trị bệnh ngứa ngoài da
*Vị trí huyệt vị
Thủ huyệt Khu Tỳ ( huyệt tay khu Tỳ): Ở bờ quay ngón cái,trên đường ranh giới thịt đỏ trắng từ đầu ngón đến gốc bàn tay (hình 75)
Thủ huyệt khu Đại tràng: Ở tuyến chính giữa mặt bàn ngón tay từ bụng ngón trỏ đến vằn ngang khớp ngón bàn tay (hình 76)
Thủ huyệt khu Tiểu tràng: Ở tuyến chính giữa mặt bàn tay từ bụng ngón nhẫn đến vằn ngang khớp ngón bàn tay (hình 76)
Huyệt Ngoại lao cung: Ở mu bàn tay. Khi nắm day bờ đối diện với huyệt Lao cung tức là ở chỗ lõm giữa phía sau đầu nhỏ của xương bàn tay 1,2 (hình 77)
Huyệt Nhị nhân thượng mã: Ở mu bàn tay. Khi nắm tay hở, ở chỗ giữa phía sau đầu nhỏ của xương bàn tay 4, 5 (hình 77)
Cách chữa 2: Để bệnh nhi nằm ngửa, người chữa dùng mặt bàn tay ấn day bụng 200-300 nhát rồi dùng bụng ngón trỏ, ngón cái ấn day huyệt Thần khuyết và huyệt Chỉ xả 50-100 nhát. Sau đó đổi sang tư thế nằm sấp, người chữa dùng bụng ngón cái đi từ đầu xương cùng (huyệt Trường cường) theo đường giữa sông ấn day đến gai sau đốt thắt lưng 4 ( huyệt Eo dương quan) lặp đi lặp lại 50-100 lượt.
Cuối cùng dùng đầu ngón phân nhau ra bấm huyệt Trường cường, Eo dương quan, mỗi huyệt 100 nhát, thực hiện mỗi ngày 1- 2 lần.
*Vị trí huyệt vị
Huyệt Thần khuyết: Tức chỗ mắt rốn
Huyệt Chỉ xả: Gọi là huyệt Lợi tiểu, ở chỗ điểm giữa của đường nối huyệt Thần khuyết với bờ trên liên hợp xương Mu.
- BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH SA HẬU MÔN Ở TRẺ EM
Chỉ trường hợp khi đại tiện, thành ruột tụt từ hậu môn ra, kèm theo có cơ hậu môn căng xuống, tức mót đi ngoài. Nhẹ thì có thể tự rút trở lại, nặng thì phải dùng tay đẩy trở lại.
Mỗi khi ho, gào khóc, thậm chí hắt hơi đều có thể tụt ra ngoài. Phần lớn nguyên nhân do bẩm sinh, bị bệnh đi ngoài lâu, cơ hậu môn yếu không có sức co lên.
Bàn tay hoặc bụng ngón tay ấn day huyệt Quan nguyên 30 – 50 nhát. Đổi tư thế nằm sấp, người chữa dùng đầu ngón bấm huyệt Trường cường 30 – 50 nhát, rồi dùng bụng ngón tay cái từ đầu xương cùng (huyệt Trường cường) đẩy ấn lên phía trên đến dưới gai sau đốt thắt lưng 2 (huyệt Mệnh môn), lặp đi lặp lại 5 ’10 phút.
Cuối cùng dùng ngón giữa bấm huyệt Bách hội 30 nhát ( cấm dùng cho trẻ chưa liền thóp) mỗi ngày 1 lần.
*Vị trí huyệt vị
Huyệt Quan nguyên: Nằm trên tuyến chính giữa từ huyệt Thần khuyết thẳng xuống 4 ngón ngang.
Huyệt Trường cường.)
Huyệt Mệnh môn: Ở vùng sống thắt lưng, dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng 2, khi đứng thẳng gần đối diện với rốn.
Huyệt Bách hội:
Cách chữa 2: Đặt bệnh nhi nằm sấp, người chữa dùng 2 ngón cái ấn bấm huyệt Thừa sơn hai bên 30 – 50 nhát. Tiếp theo dùng ngón giữa bấm huyệt Trường cường 50 – 100 nhát. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
*Vị trí huyệt vị
Huyệt Thừa sơn.: Ở chỗ bụng cẳng chân, khi kiễng chân, bụng bắp cẳng chân hiện lên chỗ lõm nằm trên vằn ngang huyệt ở ngay chỗ đỉnh góc của cơ (hình 78).
Theo các bác sĩ y khoa ngoài thủ thuật bấm huyệt chữa trị, bình thường cần phải đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng và giữ vệ sinh ăn uống đề phòng ỉa chảy, táo bón, tạo thành nếp đi ngoài đúng giờ và tránh ngồi xổm quá thấp.