Tìm hiểu các giai đoạn cương dương, Các chất làm nhược dương

CÁC GIAI ĐOẠN CƯƠNG DƯƠNG VẬT

1/ Giai đoạn sìu cơ nhẩn co thắt làm:

  • Lưu lượng máu vào động mạch yếu
  • Lưu lượng máu thoát ra từ tĩnh mạch cao
  • Áp lực trong các thế cương bằng áp lực tĩnh mạch (4-6 mmHg).

2/ Giai đoạn khởi đầu tụ máu

Hệ đối giao cảm kích thích các cơ nhẩn của dương vật giãn dần. Máu bắt đầu đổ vào các xoang. Các tĩnh mạch khép dần lại.

3/ Giai đoạn phình dương vật

Thể tích máu trong dương vật tăng cao, áp lực các thể cương cũng tăng. Tĩnh mạch khép chặt hơn nữa.

Xem thêmBí mật xoa bóp và tập luyện chữa liệt dươngNụ hôn thần dược

4/ Giai đoạn cương

Tĩnh mạch gần như khép kín. Máu ngưng không vào xoang, áp lực trong các thể cương bằng với áp xuất động mạch (90 – lOOmmHg).

5/ Giai đoạn cương cứng

Áp lực trong các thể cương tăng lên tái mấy trăm mmHg, do cơ toa – hang co thắt.

6/ Giai đoạn xẹp dần

Dưới tác động của hệ giao cảm – Adrenalin lực – các cơ nhẩn co thắt lại; trong khi đó các tĩnh mạch giãn nở, giúp máu trở về đại tuần hoàn nhanh chóng.

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC VÀO SỰ CƯƠNG DƯƠNG VẬT

  1. Thuốc cường dương
  • Thuốc vận mạch làm giãn cơ nhẵn thể hang và động mạch dương vật
Thuốc cường dương ảnh hưởng đến cương dương

a/ Tiêm vào thể hang: Papaverin

b/ Ngấm qua da: Nitroglycerin

  • Thuốc chặn kênh calci: Verapamil
  • Thuốc kháng trầm cẩm: Trazodon
  • Thuốc ProsuLgiandin: PGE 1
  • Thuốc Peptỉd (VIP): Polypeptid vận mạch ruột
  • Thuốc chặn dopamin: Nomifensin, Bupropin
  • Thuốc kháng Anpha:

– Thuốc kháng Alpha 1 : Prozozin

– Thuốc kháng Alpha 2: Clonidin, Yohimbin (Làm tăng tình dục)

  • Thuốc ức chế PDE 5: SildenofyI (Viagra)

2. Thuốc và chất làm nhược dương

Thống kê cho biết 25% các trường hợp nhược dương là do thuốc (Slage, 1983). Hiệu lực của các thuốc này là giảm tình dục, giảm khả năng cương và rối loạn phóng tinh. Cơ chế tác dụng của thuốc có thể là trực tiếp từ hệ thần kinh vào dương vật hoặc gián tiếp qua hộ thần kinh.

3. Thuốc nhược dương

  •  Cathecholamin Epinephrin Norepinephrin
  • Neosynephrin (Phenylephrin) Dopamin Metaraminol
  • Thuốc kháng huyết áp cao
  • Thuốc giao cảm giải:

Trung ương: Methyldopa, Clonidin, Reserpin Ngoại biên: Guanethidin

  • Chẹn alpha 1 chọn lọc
  • Chẹn beta
  • Thuốc an thần
  • Phenothiazin
  • Diazepam (Valium)
  • Chlordiazepoxid (Librium)
  • Thuốc làm tăng Prolactin
  • Phenothiazin
  • Reserpin
  • Digoxin (Tăng prolactin, giảm testosteron)
  • Amphetamin
  • Thuốc phiện (Krane, 1986)
  • Meprobamat
  • Clofibrat
  • Estrogen và thuốc kháng hoạt tính androgen
  • Cimetindin, Ketoconazone, Cyproteron Acétat

Chất làm nhuợc dương

Rượu

Làm giảm hoạt tính não (Masters, 1970)

Nghiện rượu đưa đến:

  • Rối loạn chức năng gan
  • Giảm nồng độ testosteron
  • Tăng nồng độ estrogen
  • Đa bệnh lí thần kinh
Làm giảm hoạt tính não

Chất ma tuý:

  • Mariuna: Giảm nồng độ testosteron
  • Cocain
  • Amphetamin
  • Methadon
  • Heroin
  • Codein

Thuốc lá

Làm co thắt cơ hang (Jueneman, 1987)

Xuất tinh và phóng tinh

Xuất tinh và phóng tinh là giai đoạn kết thúc của mỗi lần giao hợp, phối hợp với cực khoái cảm. Giai đoạn này chịu sự kiểm soát của hệ giao cảm LI – L2, Các xung động thần kinh mượn đường dây thần kinh hạ vị và chậu để tới dương vật (Hình 22).

Xuất tinh khởi điểm bằng co bóp tính tinh, thúc đẩy tinh dịch vào niệu đạo sau. Rồi đến các cơ tiền lập tuyến và túi tinh co bóp để thúc đẩy dịch tiền lập tuyến và dịch túi tinh cũng vào niệu đạo sau, làm niệu đạo đầy tinh dịch.

Cảm giác niệu đạo đầy tinh dịch được truyền qua dây thần kinh thẹn lên tuỷ sống. Trung tâm tuỷ sống kích thích các cơ sinh dục trong, cũng như cơ toa – hang, cơ hành – hang co bóp mạnh để tống thoát tinh dịch vào âm đạo. Sự phóng tinh trên còn được các cơ chậu co bóp để trợ giúp.