- Khám mô mềm trong miệng:
- Khám vùng môi:
Quan sát vùng môi, đế ý liên hệ giữa 2 môi trên và dưới, giữa răng và môi. Đế ý những tốn thương hay sự thay đổi màu sắc ở môi, mép. Lật môi lên dể quan sát mạc môi, thắng môi. Sò’ nắn bằng 2 ngón tay đề tìm sự thay đối về tính châ’t, những khôi sưng trong bề dày môi.
- Khám vùng má:
Dùng ngón tay hay gương đế kéo má. Quan sát niêm mạc má, lỗ ống Sténon, đường cắn… Ân chấn bề dầy của má bằng 2 ngón tay trong và ngoài miệng.
- Khám khẩu cái, lưỡi gà, yết hầu:
Cho bệnh nhân ngửa đầu ra sau và nhìn trực tiếp hoặc nhìn gián tiếp qua gương để thấy vùng lồi cùng. Bảo bệnh nhân kêu a…a…dùng gương đè lưỡi đề quan sát khấu cái mềm, lưỡi gà, trụ amiđan, amiđan và thành sau yết hầu.

- Khám lưỡi:
- Đè lưỡi đế quan sát đáy lưỡi.
- Để lưỡi bình thường, quan sát lưng lưỡi.
- Bệnh nhân lè lưỡi ra, dùng 2 ngón tay quấn gạc để kéo lưỡi ra phía trước và sang 2 bên để quan sát hông lưỡi.
- Bệnh nhân cong lưỡi lên để quan sát bụng lưỡi.
- An chẩn lưỡi bằng 1 hay 2 ngón tay có mang găng hay bằng cán dụng cụ.
- Phải chú ý: Thể tích lưỡi, sự di động, thắng lưỡi, tình trạng niêm mạc lưỡi, tình trạng của các gai lưỡi…
- Khám sàn miệng:
- Bệnh nhân cong lười lên quan sát phần trước của sàn miệng.
- Kéo lưỡi ra trước và đưa sang bên để quan sát phần sau của sàn miệng.
- Ân chuẩn sàn miệng: ngón trỏ của tay mặt ấn xuống sàn miệng phía trong, trong khi dùng các ngón tay của tay trái chịu trở lên ở phía ngoài.
2. Khám xương hàm và niêm mạc phủ:
- Quan sát niêm mạc mặt ngoài và trong của xương hàm dưới, niêm mạc khẩu cái để phát hiện:
+ Những tổn thương.
+ Những thay đổi về màu sắc.
Bề dày niêm mạc thay đổi tùy vị trí (mỏng ở hành lang và dày ở khẩu cái).
- Nếu có một lỗ dò hay nhiều lỗ dò thì ghi nhận:
+ Số lượng.
+ Hình dạng (lỗ dò dẹp hay sùi).
+ Dịch dò ra (mủ, dịch màu vàng chanh).
- Nếu có một vết loét thì ghi nhận:
+ Đáy, màu, bờ viền, vùng xung quanh (đỏ, phù).
+ Nền (cứng hay không).
+ Không quên đánh giá:
– Cảm giác đau khi khám.
– Sự chảy máu lúc khám.
– Tình trạng những hạch đi kèm.
- Tình trạng của xương hàm sẽ được đánh giá qua sờ nắn.
+ Ngón tay rà cẩn thận tất cả bề mặt của xương phía ngoài và phía trong để:
– Tìm những vùng đau
– Vùng sưng.
+ Nếu có một khỏi sưng thì chú ý:
– Vị trí, những giới hạn.
– Thể tích.
– Mật độ (mềm, chắc, phập phều).
– Cảm giác khi sờ.
- Phải chú ý đến những đặc điểm của vòm khẩu cái:
+ Chiều sâu, hình dạng.
+ Khẩu cái bằng phẳng hay hình cung.